Thưởng không đúng cũng có hại như phạt lạm dụng. Tâm lý con cái là của trời cho, là lá ngọc cành vàng được gieo vào tư duy của đại bộ phận gia đình khá giả. Và ngược lại có những gia đình mang tâm lý “thương cho roi cho vọt”, mỗi khi con hư hay gây ra lỗi gì, phụ huynh liền nhiếc mắng con mình. Bất kể là đang ngoài đường, đi chơi với bạn bè hay trong gia đình với nhau. Thậm chí khi cáu lên, mẹ còn dùng đến đòn roi để cho con “chừa”. Vậy thực chất thưởng phạt như thế nào là hiệu quả, nuôi dạy con thế nào là đúng cách?
Lời mách nhỏ cho bố mẹ đến từ Babykid thế giới đồi chơi trẻ em:
1. Phạt không có nghĩa là đánh, mắng hay thái độ “ăn miếng trả miếng”.
Phân tích một tình huống cụ thể khi bà mẹ quát mắng đứa con bốn tuổi khi nó không chịu ăn. Khi đứa bé giận dỗi gạt đổ đĩa thức ăn xuống đất thì mẹ nó đã phạt nó không được ăn từ trưa ngày hôm đó cho đến sáng ngày hôm sau.
Về cơ bản,tôi hiểu mục đích của sự sửa phạt này và rằng việc hất đổ đồ ăn xuống đất là đáng bị phạt, vì nó đã tỏ ra không tôn trọng người cho nó ăn cũng như làm tốn thức ăn. Tuy nhiên, đây là một hình phạt thái quá đối với một đứa trẻ mới lên bốn.
Khi đứa trẻ trong tình trạng như vậy, người mẹ nên giải thích rằng hành vi đó là sai, là không chấp nhận được, và rằng nếu con không muốn ăn thì bỏ đó chứ không được lãng phí thức ăn.
Nên tập trung vào hành vi, chứ không vào con người, vì con vẫn được mẹ yêu, nhưng mẹ không chấp nhận hành vi của con. Giải thích xong cũng không nên tìm đồ ăn khác cho con ngay tức thì, vì sẽ làm cho đứa trẻ nghĩ rằng việc nổi giận như vậy là được chấp nhận. Để cho đứa trẻ nhịn đói một bữa không ảnh hưởng đến sức khỏe của nó, bắt nó nhịn hai bữa liền là một sự hành hình.
Trẻ con hình thành tính cách qua quan sát hành vi của người lớn. Trong trường hợp này, người mẹ đã cho đứa trẻ thấy sự không khoan dung và không có lòng trắc ẩn của mình.
2. Hình phạt với trẻ ở độ tuổi khác nhau
Đối với trẻ nhỏ hơn 6 tuổi
Với trẻ dưới 6 tuổi, nếu đứa trẻ không nghe lời thì chúng ta sẽ cho nó timeout. Chúng ta đặt một cái ghế ở một góc an toàn trong nhà và cái ghế đó không được rời chỗ khác và gọi đó là “Chiếc ghế suy ngẫm”. Vậy thời gian timeout là bao lâu?
Theo nghiên cứu của nhi khoa viện hàn lâm Hoa Kỳ thì mỗi 1 tuổi thì thời gian timeout là 1 phút. Có nghĩa là bé bốn tuổi thì timeout trong 4 phút. Mục đích của Timeout là cho đứa bé nó lắng xuống, cho nó bình tĩnh để nó có khả năng quản lý cảm xúc, tình cảm của nó. Sau này tự nó có thể điều khiển được cảm xúc của mình.
Đối với trẻ lớn hơn 6 tuổi
Với bé trên 6 tuổi thì khả năng quản lý cảm xúc cao hơn rồi nên mình sử dụng “Bảng điểm”. Trên đó ghi rất rõ các việc làm được cộng điểm và các việc làm bị trừ điểm. Sau đó, tổng kết cuối mỗi tuần: 1 điểm sẽ là phần thường nhỏ, 2 điểm phần thưởng to hơn,.. Nếu tổng điểm mà âm thì chúng ta sẽ lấy bớt đi những cái muốn của nó.Cha mẹ muốn con hợp tác thì cần thương lượng với con, thỏa thuân với con. Cha mẹ không muốn con đánh bạn thì cha mẹ không được đánh con.
3. Hình phạt không có nghĩa là trẻ phải mất một cái gì đó
Nhiều bậc phụ huynh thường lấy đi món đồ yêu thích của trẻ để phạt và sau đó là tha thứ cho trẻ luôn. Và hành vi phạt này thường phụ thuộc vào tâm trạng của cha mẹ. Các nhà tâm lý học khẳng định hình thức phạt trẻ bằng cách tước đoạt thứ gì đó của trẻ không đem lại hiệu quả như nhiều phụ huynh mong đợi.
Tước đi cái con yêu thích hoặc cắt giảm thời gian chơi với bạn của con không dạy cho con điều gì tốt đẹp. Ngược lại, đứa trẻ sẽ hiểu rằng một người có quyền lực có thể làm bất cứ điều gì họ muốn.
4. Muốn trẻ tự giác hãy hạn chế thưởng phạt
“Thưởng không đúng cũng có hại như phạt lạm dụng, hay phạt không đúng cách, đó là dẫn đến sai lầm thưởng càng nhiều thì làm cho động lực nội sinh. Thứ gì mà thôi thúc con người ta làm mà không cần người khác khen. Giống như tôi đọc sách, không có một áp lực nào cả khiến tôi đọc sách, nhưng ngày nào tôi cũng đọc sách bởi tôi thấy đọc sách mang lại niềm vui cho tôi. Lạm dụng thưởng hay lạm dụng phạt đều không tốt”, nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương chia sẻ.
Tự giác thì không bao giờ có điều kiện kèm theo. Một đứa trẻ chỉ làm khi biết sẽ bị bố mẹ phạt hay thưởng quà khác biệt hoàn toàn một đứa trẻ biết rõ lý do vì sao phải tự làm công việc đó.
Kết quả, chất lượng đến thái độ làm việc đều khác nhau. Nếu phụ huynh muốn con rửa chén thì không bao giờ nói những câu như: “Con rửa xong mẹ sẽ dẫn đi chơi” hoặc “Con không rửa thì hôm nay phải ở nhà”. Cha mẹ thể khơi gợi động lực qua những câu chuyện về tấm gương tự giác. Muốn trẻ tự giác thì cha mẹ phải tự giác hoàn thành những công việc của bản thân.
“Dù cho tại thời điểm đó, trẻ không nhìn thấy nhưng chúng có thể cảm nhận được năng lượng tích cực từ người lớn. Cha mẹ không phải là người truyền đạt kiến thức cho con mà truyền cảm hứng để con tự tìm tòi học hỏi. Hãy sống sao để luôn là nguồn cảm hứng cho con”. Khi trẻ mắc lỗi, bố mẹ Nhật cũng không mắng nhiếc và dùng hình phạt để xử lý con. Cha mẹ Nhật quan niệm, chúng ta làm việc rất nhiều lần mới có thể thành thạo nên khi trẻ bắt đầu làm dù có chậm hay sai sót thì cũng là chuyện rất bình thường. Do đó mà mẹ Nhật không bao giờ chê trách con cái, ngược lại họ luôn khích lệ để trẻ hào hứng và tự lập hơn.