Những nghiên cứu đã chỉ ra, kỹ năng chơi và học cùng con sẽ mang lại những lợi ích hết sức rõ ràng như cải thiện kết quả học tập, định hướng tư duy, giúp duy trì gắn kết và cha mẹ sẽ nắm bắt được những thay đổi tâm lý của con dễ dàng hơn.
Chơi là hoạt động chủ đạo ở tuổi mầm non, lớn dần theo thời gian hoạt động này sẽ giảm bớt. Trẻ em học qua trò chơi, nhưng không phải ai cũng biết cách chơi và học cùng con để giúp trẻ phát triển trí tuệ.
Bạn luôn cảm thấy thiếu thời gian để chơi với trẻ nhưng lại sẵn sàng ngồi hàng giờ trước TV? Bạn nghĩ mình đang lãng phí thời gian nếu ngồi chơi xếp hình với con trong khi lẽ ra có thể làm được nhiều việc khác? Thực ra chơi và học cùng con là cách đầu tư tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ trẻ. Babykid – thế giới đồ chơi trẻ em luôn đồng hành cùng sự phát triển của bé.
1. Thời gian hợp lý
Bạn không cần chơi với con suốt cả ngày và con bạn cũng không muốn chơi với bố mẹ nhiều thế đâu. Tuy nhiên, bạn càng sớm thể hiện cho bé biết mình thích thú khi chơi và học với bé bao nhiêu thì bé cũng sẽ thích thú chơi và học cùng bạn bấy nhiêu khi lớn dần lên.
Tùy thuộc vào tâm trạng của bé, của ba mẹ, ngày hôm đó có nhiều hoạt động cần giải quyết hay không mà thời gian có thể linh động. Một ngày khoảng 30 phút đến 2 tiếng, tùy thuộc là hợp lý.
2. Học và chơi bằng cách của con
Thế giới vui chơi và học hỏi của các bé thường bắt đầu từ vô số điều chính bạn lựa chọn cho bé, nhưng người lớn cũng chưa chắc đã hiểu được những thứ đồ chơi, cách chơi,tiếp cận với những món đồ, những phương pháp bằng chính bé nhà mình. Vì lí do đó, bạn nên dùng cách chơi của con trẻ để chơi với con, đừng thắc mắc là tại sao lại chơi không đúng, phải như thế này phải như thế kia…
Chơi và học cùng bé không chỉ giúp trẻ gắn kết yêu thương với bố mẹ mà còn giúp trẻ phát triển trí thông minh và hoàn thiện nhiều kĩ năng quan trọng trong cuộc đời.
Do đó, đừng áp đặt suy nghĩ của “người trưởng thành” trẻ nhỏ mà hãy làm điều ngược lại để bé cảm thấy bố mẹ là những người bạn cùng chơi luôn biết lắng nghe, quan sát và hỗ trợ bé khi cần chứ không phải là “ người thầy, người cô”.
Đồng thời, việc không áp đặt bé chơi và học như thế nào sẽ giúp bé phát triển tư duy tốt hơn bé tự do sáng tạo và cảm thấy việc chơi với bố mẹ thực sự hạnh phúc.
Đừng bắt trẻ chơi món đồ chơi bạn nghĩ là tốt, học những thứ bạn nghĩ nhất định đúng, nhất định cần. Hay có suy nghĩ chỉ chơi những món đồ phát triển tu duy, sáng tạo.
3. Để trẻ là người khởi xướng
Bất kỳ hoạt động nào do bé khởi xướng cũng sẽ thu hút bé lâu hơn so với hoạt động do người lớn gợi ý. Khi bé được chọn học gì, chơi gì thì bé sẽ học được nhiều điều hơn từ trò chơi ấy.
Các trò chơi do bé khởi xướng cũng góp phần nâng cao giá trị bản thân và sự tự tin cho bé. Khéo léo lồng vào những tình huống, những nhiệm vụ để trẻ tập trung chú ý, học cách quan sát, ghi nhớ, suy nghĩ, lý giải…, nhờ đó kích hoạt tư duy sáng tạo.
Ví dụ, nếu trẻ thích vẽ và màu sắc, thay vì để trẻ tự vẽ, tô màu tuỳ hứng, bạn vẽ cho trẻ một cái thân và cái đầu con ong, sau đó yêu cầu bé thêm các chi tiết thành con ong vàng xách theo lồng mật… rồi cùng bé thảo luận về những đặc điểm của con ong kỳ lạ đó.
4. Hãy hướng dẫn trẻ thật cụ thể
Với những điều mới lạ, trẻ chưa có ý niệm hay định hình thì hãy hướng dẫn con thật cụ thể. Đừng bao giờ nói với trẻ một câu mơ hồ như: “Con hãy tự suy nghĩ, tự giải bài toán đi”, mà phải gợi mở dần dần cho bé.
Bất cứ điều gì bạn muốn bé làm theo thì trước tiên hãy hướng dẫn trẻ cụ thể trước đã nhé. Khi hướng dẫn trẻ bất kỳ việc gì, luôn nghĩ rằng điều này thực sự mới mẻ với con, nhưng dù con có ngồi im lắng nghe hay quậy phá tự làm theo ý thì cha mẹ hãy cứ để con làm theo ý mình trước, rồi hướng dẫn con làm lại cho đúng. Khi đó trẻ sẽ tự quan sát, tự rút ra bài học mà cha mẹ không cần phải nhắc nhở những điều trẻ không được trải nghiệm.
5. Kích hoạt mọi giác quan ở trẻ
Việc làm này vừa tạo cho bé nhiều hứng thú hơn giúp bé tìm tòi, khám phá, thỏa mãn trí tò mò vừa kích thích phát triển trí não tốt hơn.
Bố mẹ hãy bắt đầu bằng những câu chuyện, giao tiếp với bé bằng các giác quan nhiều hơn: không chỉ là sử dụng ngôn ngữ âm thanh mà còn sử dụng các ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ tay, chân, ánh mắt, nhíu mày, tai…). Bằng những trò chơi như: nhà bóng cho bé, mô phỏng âm thanh, cho bé học cách nhận biết màu sắc, mùi vị… tạo có bé biết thêm về thế giới xung quanh.
6. Thời gian học và chơi cần xen kẽ
Hãy để cho trẻ tự chọn chúng thích chơi trước hay sau hay giữa giờ học. Lúc bé chơi là lúc bé thư giãn, lấy lại năng lượng và sau đó bé có thể tập trung tốt hơn. Cho bé chơi trong một khoảng thời gian thích hợp rồi nhắc nhở bé quay trở lại bàn học sẽ giúp độ tập trung của bé cao hơn.
7. Giải quyết bất đồng một cách thân thiện
Khi hành động và cách ứng xử của bé trái ngược với những kỳ vọng, mong muốn của cha mẹ rất dễ xảy ra những tình huống tiêu cực. Cha mẹ thường mất kiểm soát trong khi các bé có cảm giác ba mẹ không thương mình, không lắng nghe mình.
Những tình huống như vậy nếu không khéo léo xử lý sẽ gây cảm giác ức chế cho cả hai, trong khi bé thì chán học, chơi cũng không được thoải mái. Ba mẹ thì thất vọng về con cái, cảm giác bất lực, không muốn gần gũi cùng học cùng chơi, cùng chia sẻ với bé.