Cha mẹ thường gặp khó khăn khi con quá bướng bỉnh, không chịu nghe lời. Trong đó có việc bố mẹ thu món đồ chơi yêu thích của con như ô tô điện, xe máy điện. Bài viết sau sẽ bật mí 10 cách dạy hay để những đứa trẻ bướng bỉnh “ nghe lời răm rắp”.
Thu món đồ chơi yêu thích của con
Hãy thu những món đồ chơi bé yêu thích mỗi khi nghịch ngợm
Một khi con nghịch ngợm quá mức cha mẹ hãy đề ra một quy định là tịch thu những món đồ chơi yêu thích của trẻ. Mỗi lần vi phạm sẽ bị tịch thu một món đồ. Khi mất đi những món đồ yêu thích trẻ sẽ điều chấn chỉnh lại hành vi của mình một cách đúng mực. Khi bé quá ham chơi, quá để tâm vào việc chơi ô tô điện, hay xe máy điện mà bố mẹ đã đầu tư vài triệu đồng để mua cho bé chơi. Và đây lại là món đồ chơi đem lại sự thích thú cho con cực nhiều. Vì là món đồ chơi mới, mới xuất hiện tại Việt Nam nên đem lại quá nhiều sự tò mò, hào hứng cho bé. Nên bố mẹ hãy cân nhắc cho khoảng thời gian cho con chơi. Giờ đây, con bạn sẽ nghe lời bạn răm rắp.
Duy trì giọng điệu khi nói chuyện với trẻ
Đối với những đứa trẻ bướng bỉnh cha mẹ cần có giọng điệu nói chuyện với cứng rắn, kiên quyết. Phụ huynh cũng cần tôn trọng bé, tránh làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ và nói chuyện một cách rõ ràng, dễ hiểu. Đừng cố làm lớn vấn đề, vì bé còn nhỏ không thể kịp nhận biết hết ý nghĩa bởi lời nói của bố mẹ đưa ra. Hãy lắng nghe con nói, nhìn nhận vấn đề mà trẻ đã gây ra.
Tước đoạt một số quyền lợi của trẻ
Khi trẻ nghich ngợm, bướng bỉnh thì bố mẹ có thể tước đi một số quyền lợi của trẻ như đi chơi công vào cuối tuần, hạn rút ngắn thời gian xem ti vi, không cho con đi đá bóng với bạn, không cho con chơi ô tô điện, xe máy điện… Trước thái độ nghiêm túc của cha mẹ thì trẻ sẽ suy nghĩ lại hành vi của mình khi làm sai.
Phụ huynh cũng cần giải thích lý rõ ràng tại sao lại tước đi một số quyền lợi đó của trẻ để trẻ hiểu và kiềm chế được nóng nảy, tức giận có những hành động không phù hợp. Từ đó bé sẽ biết được lỗi của bản thân, và vì đam mê, những món đồ chơi bé thích mà sửa chữa những sai lầm và bớt ngang bướng hơn.
Đứng góc tường
Thời gian đứng góc tường giúp con suy nghĩ lại việc mình đã làm
Một cách dạy hay dành cho những đứa trẻ bướng bỉnh, nghịch ngơm mà bố mẹ nên áp dụng đó là cho trẻ đứng góc tường. Bạn nên quy định thời gian đứng góc là bao nhiêu. Trước khi phạt nói cho con biết tại sao phạt con và sau khoảng thời gian phạt để cho trẻ nói về những sai làm của mình. Khi đứng một mình ở một góc bé có thời gian để suy nghĩ lại những hành động của mình và ngẫm lời nói của cha mẹ.
Việc làm này cũng tránh cho việc khi quá nóng nảy bố mẹ không giữ được bình tĩnh và đưa ra những lời nói k thích hợp tại thời điểm đó. Hoặc sẽ làm cho bé hoảng sợ, dễ gây ra hậu quả như bé bị trầm cảm, tự kỉ, vì không dám nói những ý muốn của bản thân với cha mẹ.
Sử dụng từ chỉ thị “ Mẹ muốn, Cha muốn”
Sử dụng chỉ thị từ “ Mẹ muốn con làm cái này, Cha muốn con lấy cái kia” trẻ tự nhận thấy được thái độ nghiêm túc mà bố mẹ đề ra. Đây là từ đề nghị con cần phải làm, bắt buộc phải làm chứ không phải là muốn làm thì làm, không muốn làm thì thôi.
Lời nói như vậy giúp trẻ nhận thức được vấn đề rằng: đâu là vui đùa, đâu là nghiêm túc. Từ đó bé sẽ hiểu dần được các mức độ quan trọng khi bố mẹ đưa ra những lời nói yêu cầu.
Để con tự nhận hậu quả khi làm việc sai trái
Cha mẹ nên để mặc con, dù con có hành động sai trái trẻ tự nhận hậu quả sau khi làm sai. Một điều cần lưu ý là bố mẹ nên nói hậu quả trước khi sự việc con làm sai để sau khi nhận hậu quả trẻ sẽ tự rút kinh nghiệm. Từ những việc làm sai trái đó con sẽ tự thu nhận được điều mình làm sai và điều chỉnh cho phù hợp.
Khi con chơi ô tô điện, xe máy điện mà tự làm hỏng, thì bố mẹ không nên sửa ngay. Hãy để cho con thấy rằng việc chơi sai cách, quá đà của con đã gây ra hậu quả đó. Để cho một khoảng thời gian nhất định để bé ngừng chơi. Cũng như đó là hậu quả con phải nhận lấy.
Khen ngợi, động viên con đúng lúc
Trẻ con rất thích nhận được lời khen khi ngoan
Trẻ con rất thích nhận được lời khen từ người khác. Vì vậy, khi con làm làm tốt một việc gì đó bố mẹ không nên tiếc lời mà hãy khen con. Trong lúc khen cha mẹ nên nói những hoạt động mà bé làm chưa tốt. Trong những lúc hung phấn bé tiếp nhận những lời giáo huấn nhẹ nhàng của bố mẹ, không còn cảm giác khó chịu hay cáu gắt mà nghe lời răm rắp.
Cho trẻ tự lựa chọn
Bố mẹ không nên áp đặt con và trường hợp trẻ bướng bỉnh thì lại càng không nên. Hãy tôn trọng trẻ bằng cách cho trẻ tự lựa chọn, đưa ra những quyết định của riêng mình. Cha mẹ cho co lựa chọn làm việc gì trước, làm việc gì sau như thế bé sẽ cảm thấy vui vẻ hơn, làm việc nhanh hơn.
Làm bạn với con
Một cách hay để giáo dục những đứa trẻ nghịch ngợm đó là bố mẹ làm bạn với con. Cha mẹ lắng nghe những chia sẻ, tâm sự của con, tìm cách giải quyết đúng đắn nhất khi con gặp phải rắc rối. Dành một khoảng thời gian cố định trong ngày để nghe những tâm tư, tình cảm, lời con muốn bày tỏ. Hành động này tạo cho trẻ có cảm giác được quan tâm và trẻ sẽ nghe theo những lời tư vấn mà bố mẹ đưa ra.
Tránh dùng bạo lực
Phương pháp cuối cùng để con nghe lời bố mẹ là không nên dùng bạo lực. Những đứa trẻ nghịch ngợm quá sẽ khiến cho bố mẹ dễ nổi cáu và hay sử dụng bạo lực. Hành động này sẽ khiến trẻ sợ rất sợ hãi và thường bị phản tác dụng khi con càng không nghe lời và có những hành động nông nổi, bồng bột.