Con trẻ luôn chán nản trong việc tự học tập, làm bài tập khi được thầy cô giao cho bài tập về nhà. Hãy cho con chơi những món đồ chơi bé thích như ô tô điện, xe máy điện. Và điều các Bậc cha mẹ luôn phải thúc giục con cái, nhiều khi phải mắng quát thì con mới bắt đầu động tay vào. Hãy dạy con trẻ cách để chúng tự lấy cảm hứng cho riêng mình trong việc học tập. Hãy giúp con có thêm hứng thú hơn trong việc học tập cũng là giúp chính bố mẹ tiết kiệm thời gian quản lí con.
Để tạo cho con có cảm hứng hơn trong học tập, học hành nghiêm túc hơn và có chí tiến thủ trong học tập. Cha mẹ cần phải tạo cho con môi trường học tập tốt, tạo hứng thú để con tìm tòi sách vở, trau dồi kiến thức…
Tạo hứng thú tìm kiếm thông tin qua sách
Hãy cho con đến các thư viện hoặc nhà sách, sau đó hướng dẫn con tìm hiểu thêm các bài học trong sách dựa vào các chủ đề đang học. Đặc biệt, cha mẹ không nên ỷ lại vào internet bởi vì nó quá nhiều cám dỗ và có những thông tin sai lệch.
Những người thành công luôn có thói quen đọc sách, họ đọc sách để tìm ra được những cái gì mới; hay hơn và đặc biệt là thông tin cụ thể và hữu ích. Ngoài ra, việc đọc sách còn giúp rèn tính tập trung, chú tâm, kiên trì và nhẫn lại hơn. Sách cũng giúp con người ta thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi. Nó giúp tâm tĩnh lại,…
Ví dụ: Con hỏi mẹ: Mẹ ơi trái đất có bao nhiêu vệ tinh hả mẹ? Sau khi trả lời con là chỉ có một là mặt trăng, mẹ có thể đưa con đến hiệu sách, tới quầy sách khoa học và yêu cầu con tìm sách về vũ trụ. Khi con mở sách ra, tìm hiểu được thêm thông tin về những gì con đang học, chắc chắn con sẽ hào hứng vô cùng.
Luôn luôn bám sát bài con học và dành cho con nhiều thời gian hơn. Chỉ thêm cho con nhiều cuốn sách có nội dung cuốn hút, sâu sắc và hài hước để con thấy hứng thú kh đọc sách.
Tạo niềm vui học tập cho con ở nhà
Việc học tập phải là niềm vui thì trẻ mới hào hứng được. Vì thế, mỗi góc học tập sẽ được thiết kế sao cho thật hữu hiệu. Con có thể có một cuốn sổ trắng, trên đó sẽ dán những bông hoa mà con cắt sẵn, đằng sau ghi số bài tập. Cứ xong một bài tập, con dán vào đó một bông hoa. Sau vài lần dán, nếu không hứng thú với trò này nữa, con có thể chơi trò khác.
Giúp con tự vẽ lên một sơ đồ tư duy, kế hoạch học tập,… Tập cho con cách tự lập cao hơn, tự lập cho bản thân kế hoạch riêng, và việc kiểm soát sẽ dễ dàng hơn.
Tạo điều kiện để học đi đôi với hành và đưa kiến thức vào thực tế
Hẳn nhiều cha mẹ sẽ bảo với tôi là: Việc này quá khó khăn. Các cha mẹ chú ý nhé. Nhiều bài học có thể áp dụng ngay vào thực tế.
Hãy cho con áp dụng ngay vào thực tế, khi gắn với thực tế con sẽ dễ hình dung. Thực tiễn làm cho con phát triển được toàn diện hơn.
Ví dụ: Cha mẹ có thể cho con tập trồng cây, hoặc mua cây rau về cho con phân tích: thân, rễ, lá… Cha mẹ cũng có thể mua cho con một vài con vật nhỏ xíu để con mổ ra phân tích như: con ngao, con sò…
Luôn nhắc nhở: Việc học là việc của con
Khi nhận thức rõ được việc này, con sẽ làm thật sự tốt. Học là quyền lợi; nếu con lơ là hoặc lười biếng, cha mẹ có thể phạt. Hình phạt lớn nhất có thể là tước đi niềm vui học tập. Một ngày nghỉ ở nhà; làm việc nhà, không được đến lớp học; nhìn bạn bè đi học với ánh mắt khao khát sẽ khiến con hiểu thêm quyền lợi của mình.
Thậm chí bạn nào lười biếng quá; có thể cho đi làm việc ở cơ sở tư nhân với công việc tay chân nào đó một thời gian. Cách làm này không phải; là chê bai nghề nghiệp tay chân mà để nhấn mạnh cho con giá trị của việc học chữ. Khi có kiến thức; những công việc sẽ nhẹ nhàng và mang lại hiệu quả cao hơn. Những giọt mồ hôi vất vả trong các giờ “công tác” này sẽ khiến con thêm trân trọng những giờ học.
Không chê bai, nói xấu, hoặc tâng bốc con quá đà
Nếu con học chưa thực sự tốt, cha mẹ có thể nói khéo: Cháu nó có tiến bộ. Con nghe được sẽ hiểu thành ý của cha mẹ. Hoặc nhiều cha mẹ thấy con mình học tốt nói quá đà; cũng không tốt nên biết khiêm tốn là cách tốt nhất.
Trong từng giai đoạn phát triển của con, càng lớn danh dự càng lớn dần. Khi bậc cha mẹ không trú tâm tới vấn đề này thì sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường. Đã nhiều trường hợp con cái đã tự bỏ đi khi bị bố mẹ xúc phạm danh dự; hoặc đối xử không đúng mực với con.
Kết nối tình bạn cho con với những bạn chăm chỉ
Cách làm không khó; các cha mẹ chỉ cần yêu cầu con tìm hiểu về người bạn đó; với các thông tin như bạn có em không? Mẹ bạn tên là gì? Bố bạn làm ở đâu? Nhà bạn ở đâu? Nhà bạn có mấy con chó, con mèo?… Các bạn chăm học thường sẽ có tác động rất tốt đến tính lười biếng của con. Một chút ganh đua; một ánh mắt hơi tỏ vẻ coi thường của bạn bè sẽ khiến con động lòng tự ái; mà học nhiệt tình hơn là lời mắng mỏ thúc giục của cha mẹ rất nhiều.
Cho con những khoảng thời gian giải trí với những món đồ chơi con thích
Với từng độ tuổi thì con sẽ có sở thích chơi với những món đồ chơi khác nhau. Với độ tuổi từ 1-7 tuổi, đặc biệt là các bé trai sẽ thích chơi với những loại đồ chơi như xe máy điện, ô tô điện, … Dòng đồ chơi hoạt động trí tuệ, chân tay, khám phá… Đồ chơi này giúp cho con học được nhiều thứ. Tâm lí, tư duy, bản năng của bé trai là vậy.
Ở những lứa tuổi từ 7 tuổi trở lên, tư duy của con đã phát triển hơn, luôn tìm kiếm những thứ mới hơn…. Nhưng bố mẹ tránh việc cho con sử dụng những thiết bị thông minh từ sớm như điện thoại, laptop,…
Hãy luôn cho con cái có khoảng không gian để thư giãn, giải trí,… Với cách giải trí lành mạnh, khỏe khoắn cho con giúp con hình thành tính cách tốt hơn.
Tạo hứng thú cho con không khó, giải quyết tính lười biếng của con cũng không khó nhưng sẽ mất thời gian và công sức của cha mẹ rất nhiều. Việc bắt tay vào việc dạy dỗ con luôn là vấn đề lớn của bố mẹ. Hãy là những bậc cha mẹ khôn ngoan, dạy con, và tạo hứng thú cho con ngay từ nhỏ. Sẽ giúp cho con hình thành thói quen từ nhỏ.