“Tụi trẻ dính với với đồ điện tử quá sớm ở tuổi này. Điều đó sẽ làm thay đổi mạch não của các bé”, bác sĩ trị liệu tâm lý gia đình nổi tiếng Elaine Fogel Schneider cho biết.
Có một mẩu chuyện ý nghĩa khiến các bậc phụ huynh phải suy ngẫm: Ba cầm điều khiển để chuyển kênh ti vi, bé đứng cạnh bảo: “Ba suốt ngày chỉ bấm linh tinh thôi, đây tiền đây con thuê ba đừng bấm linh tinh nữa” (Tay đang cầm tờ 500đ và 200đ, hào phóng đưa cho ba tờ 500đ). Mẹ ngồi cạnh nghe thấy suýt ngất, còn ba đờ đẫn một lúc mới hiểu con đang nói gì.
Thực sự đồ công nghệ lợi hại ra sao, có nên cho bé tiếp xúc, cách ứng phó của các bậc phụ huynh, hãy cũng tìm hiểu với Babykid.
Vì sao cần hạn chế để trẻ tiếp xúc với công nghệ?
Ngày nay, Internet không chỉ là nguồn kiến thức quý giá, nguồn giải trí vô tận, mà còn tiềm ẩn rất nhiều thông tin độc hại, không phù hợp, khiến trẻ dễ “a dua” theo bạn.
Tiếp xúc nhiều với các thiết bị công nghệ từ rất sớm dẫn tới gia tăng tỉ lệ trẻ em mắt cận, lưng gù lại và đặc biệt là tỉ lệ béo phì rất lớn.
Đứa trẻ cầm thiết bị trong tay thì sẽ ngồi yên một chỗ, không hoạt động gì. Vì thế, trẻ sẽ trở nên chậm chạp, lờ đờ hơn.
Ông bà ta có câu: “Cây non dễ uốn” vì vậy bạn cũng cần sát sao, sớm phát hiện ra những thói quen sử dụng không đúng của trẻ. Để từ từ uốn nắn, chỉ bảo chúng thay vì quát mắng thậm tệ hoặc cấm không cho dùng thiết bị số. Nhiều chuyên gia cũng khuyên rằng bạn không nên cho trẻ dùng mạng xã hội khi chúng chưa đủ 12 tuổi và chưa đủ kiến thức về Internet.
1. Xác định trước số thời gian cho phép trẻ dùng đồ công nghệ mỗi ngày
Thời gian cho phép tiếp xúc với đồ công nghệ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ.
Trẻ từ 2 đến 5 tuổi có thể sử dụng thiết bị điện tử bao gồm xem TV, sử dụng smartphone, máy tính,… nhưng không quá 1 tiếng/ngày.
Khoảng thời gian này tăng lên thành 2 tiếng/ngày đối với trẻ lớn hơn 6 tuổi.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý bố trí thời gian giải trí của trẻ không bị ảnh hưởng tới giấc ngủ, các hoạt động tăng cường sức khỏe như ăn, tập thể dục, tập đi,…
2. Đừng cấm, mà hãy đưa ra các lựa chọn khác
Nhiều phụ huynh quen dùng các biện pháp “cứng nhắc” như quát mắng, tịch thu thiết bị khi con trẻ quá ham mê và không chịu “rời mắt” khỏi đồ điện tử.
Tuy nhiên, phương pháp này khiến chúng nảy sinh tư tưởng “chống đối” và tệ hơn là có thể tìm cách để qua mặt, che giấu bạn. Hãy luôn cố gắng ở cùng “chiến tuyến” với con.
Chẳng hạn nếu không muốn chúng xem TV quá lâu, hãy đưa ra những gợi ý khác như chơi đồ chơi vận động, phát triển trí tuệ, chơi thể thao, đi siêu thị, đi mua đồ chơi, đi câu cá,… để trẻ tìm thấy niềm vui khác thay thế.
Hãy gợi ý cho trẻ những món đồ chơi vừa vận động vừa kích thích sáng tạo như vậy mới đủ sức hấp dẫn với trẻ. Bạn có thể tham khảo ô tô điện, xe máy điện_ một món đồ chơi cho bé nhiều tính năng cùng kiểu dáng hiện đại sẽ làm bé thích thú và thoải mái hơn sau những giờ học căng thẳng trên trường.
Ô tô điện cao cấp cho trẻ em được làm bằng chất liệu khá tốt, 100% nhựa cao cấp ABS, không chất độc gây hại cho sức khỏe bé. Món đồ chơi mang lại sự an toàn tuyệt đối cho bé. Nếu bố mẹ cho bé sử dụng xe sẽ tạo cho bé khả năng tập trung, chú ý đến mọi việc cần thực hiện. Khi chơi với xe bé sẽ phải tập trung kết hợp nhịp nhàng giữa tay và chân để điều khiển xe di chuyển theo ý của bé.
Hay giành những không gian trong gia đình “tránh xa” thiết bị số, vào ngày nghỉ cuối tuần các thành viên trong gia đình muốn thay đổi không khí gia đình, họp mặt vui chơi trong bầu không gian mở đầy mới mẻ thì chuyến picnic gần nhà là một gợi ý khá thú vị. Hoặc cùng bé đọc sách, thủ thỉ những câu chuyện, hay cả gia đình cùng hát ca cho những giây phút quây quần thêm giai điệu.
3. Làm gương cho trẻ
Trẻ em luôn có xu hướng quan sát hành động của mọi người xung quanh và bắt chước theo những hành động đó. Vì vậy khi con ở bên, bạn nên giới hạn thời gian sử dụng các loại thiết bị như smartphone vì điều đó có thể trở thành một tấm gương xấu cho trẻ.
Hãy đặt điện thoại xuống và dành thời gian giao tiếp trực tiếp bằng mắt với con của bạn để cho bé biết rằng sự hiện diện của bé quan trọng hơn bất kỳ thiết bị nào.